Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

TIN VĂN GIANG: HÔM NAY ĐB QUỐC HỘI LẠI LẺN VỀ VĂN GIANG


Bà con Văn Giang vừa cho biết: Chiều nay, đại biểu Quốc hội lại lẻn về "tiếp xúc cử tri" Văn Giang. Nhưng người dân đều không biết đó là những vị nào vì không ai được trông thấy mặt, chỉ biết họ đi trên hai xe biển xanh 80. Rất nhiều công an đã đi theo để bảo vệ các đại biểu Quốc hội.

Cuộc tiếp xúc cử tri này không mời bất cứ ai trong chính quyền xã và thôn thuộc ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan, huyện Văn Giang

Cuộc "tiếp xúc" được diễn ra tại UBND xã Liên Nghĩa. Dân chúng đến rất đông, đem theo các biểu ngữ chào mừng và nêu những vấn đề yêu cầu Quốc hội giải quyết. Các lực lượng an ninh được bố trí đen đặc bên ngoài. 

Như vậy, lại thêm ln nữa đại biểu Quốc hội lẻn về tiếp xúc với cử tri Văn Giang một cách thậm thụt, không đàng hoàng! Sao Quốc hội sợ dân đến thế? Vì sao ?

Những hình ảnh gửi từ Văn Giang:




Trong một diễn biến khác, hôm nay Thanh tra huyện Văn Giang mời nhân dân ba xã Cửu Cao - Phụng Công - Xuân Quan cung cấp chứng c"hành vi hành chính" cưỡng chế ngày 24 tháng 4 năm 2012.

Dân Văn Giang rành pháp luật mà cũng không hiểu nổi Thanh tra huyện đòi biết điều gì. Ôi! Não trạng cơ quan công quyền Văn Giang!
 








 
Có cả một đội quay phim, ghi hình bà con

 
Tin và Ảnh: Bà con Văn Giang gửi T blog


27 nhận xét :

  1. Khi xưa đảng ta hoạt động bí mật , sau ra công khai . Giờ đảng ta lại đi dần vào bí mật .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bí mật --> công khai : Trước đây có chính nghĩa!
      Công khai --> bí mật : Bây giờ không có chính nghĩa, mà là phi nghĩa! Cứ như phường trộm cắp!

      Xóa
  2. Gã quay film giống công an ngụy rứa hè?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã ngu thì lại hay hót!... Nhìn kỹ lại đi: mấy thằng này ăn mặc "cóp" kiểu mấy anh phu nhà đòn (đưa, vác hòm đám ma) ấy chứ!

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Hãy lấy quyền của cử tri để loại bỏ người đại biểu quốc hội mà mình đã bầu. Đó là quyền hoàn toàn chính đáng của người dân.

    Nếu không, từ sau không bầu đại biểu quốc hội nữa !

    Trả lờiXóa
  5. Hiện nay đang có 1 vấn đề, khá tồi tệ, mọi người đều biết nhưng "bộ phận không nhỏ" làm ngơ coi như không biết:
    - Đại biểu Quốc hội địa phương nào phải là người của địa phương đó. Cuộc sống, việc làm, nhận thức về văn hóa phong tục của người đó phải gắn iền với địa phương đó. Có như vậy tiếng nói của Đại biểu mới đúng là tiếng nói của cử tri. Đằng này, một ông ở Hà Nội nhưng lại là Đại biểu quốc hội của Hải Phòng, cũng ông ở Hà Nội nhưng lại là đại biểu của Đồng Nai,... thi thoảng về địa phương "cưỡi ngựa xem hoa", thậm chí chẳng bao giờ về nghe nguyện vọng của cử tri,.. vậy nên các ông/bà nghị này chẳng làm lợi gì cho cử tri của mình.

    Dân Văn Giang muốn gặp đại biểu của mình còn không gặp được. Vậy thì có nên tồn tại vị đại biểu của mình nữa không?

    Trả lờiXóa
  6. Hay là về xin mấy xuất "biệt thự vườn" nên mới phải "thậm thụt" kiều này?

    Trả lờiXóa
  7. Đại biểu của dân mà chả chịu giúp dân thì bà con cứ miễn nhịêm luôn.

    Trả lờiXóa
  8. Nơi ấy VAN GIANG chứ có phải VĂN GIANG đâu !

    Lại nữa, chỗ ấy là PHÒNG GIAO DỤC chứ có phải PHÒNG GIÁO DỤC đâu !

    Trả lờiXóa
  9. Chú TỄU dùng từ " Lẻn về " là đắt kinh khủng . Nếu tôi không nhầm thì 3 xã Phụng Công - Cửu Cao - Xuân Quan mới là nơi các vị đại biểu cần đến để tiếp xúc và tìm hiểu nguyện vọng của dân ở đây , tại sao họ lại đến xã ......... Liên Nghĩa . Hay họ bị nhầm đường , họ cứ " Nhầm Đường " thế này thì đất nước..... Lạc lối là phải rồi

    Trả lờiXóa
  10. Thương dân 3 xã Cửu cao ,Phụng công Xuân quan huyện Văn giang quá bao nhiêu ngày trông ngóng đợi chờ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI về để dãi bầy những nỗi thống khổ của minh vậy mà ngày ĐẠI BIỂU QỐC HỘI về lại không mời dân của 3 xã tại sao vậy nhỉ...c hẳng lẽ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI lại ghét dân văn giang ư ...TẠI SAO...TẠI SAO...TẠI SAO VẬY NHỈ.......

    Trả lờiXóa
  11. Việc tiếp xúc cử tri là nhiệm vụ của các đại biểu quốc hội. Vì vậy đoàn đại biểu quốc hội tỉnh hưng yên né tránh gặp bà con ba xã cửu cao- phụng công-xuân quan là hành động ươn hèn của đoàn đại biểu quốc hội hưng yên. Họ ươn hèn vì không xứng đáng với lá phiếu mà những người dân này đã bầu họ lên, vì không làm tròn trách nhiệm của đại biểu quốc hội, vì không chấp hành luật quốc hội của một nhà nước đặc biệt là nhà nước XHCN, vì họ không xứng với vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN... Lỗi này thuộc về ông tưởng đoàn đbqh tỉnh hưng yên. VÌ VẬY BÀ CON NHÂN DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG NÀY ĐĂNG KÝ LỊCH LÀM VIỆC VỚI QUỐC HỘI VÀO KỲ HỌP SẮP TỚI. BÀ CON KHÔNG LÀM KHÓ CHO KỲ HỌP QH, CÓ CHĂNG LÀM KHÓ QH CHÍNH LÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU HƯNG YÊN

    Trả lờiXóa
  12. CÓ PHẢI NGHỊ HÁCH KHÔNG VẬY TA?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Danh sách đại biểu Quốc hội huyện Văn Giang:
      (Ðơn vị bầu cử Số 3, gồm Huyện Văn Giang, huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào)

      1. Ông Nguyễn Văn Thịnh đạt tỷ lệ 74,99% số phiếu hợp lệ
      2. Bà Cù Thị Hậu đạt tỷ lệ 71,64% số phiếu hợp lệ.
      (Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_%C4%91%E1%BA%A1i_bi%E1%BB%83u_Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_kh%C3%B3a_XIII).

      Xóa
    2. Phó thường dânlúc 15:06 8 tháng 5, 2013

      Bà Cù thị Hậu sinh quán Phú Thọ, trú quán Hà Nội, CT Hội Người Cao Tuổi VN. Bà Cù thị Hậu dính dáng gi đến Hưng Yên , hay bà đã công tác gì ở Hưng Yên mà lại là ĐBQH của Hưng Yên ?
      Điều này có lẽ không cần thiết miễn là bà Cù thị Hậu là ĐBQH của Hưng Yên thì phải hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương mình là Đại Biểu và phải bênh vực quyền lợi chính đáng của người dân .

      Xóa
  13. Quái đãng. Quái thai xh

    Trả lờiXóa
  14. "Lẻn về"? Có vẻ mờ ám nhỉ? Bọn xã hội đen nó còn hiên ngang hơn!

    Trả lờiXóa
  15. Chính quyền từ xưa cho đến nay việc tiếp xúc cử tri chỉ là hình thức, người ta chọn những đại diện thuộc phe cánh của mình để gặp gỡ giao lưu, còn nhân dân có ai biết người ta bàn gì, kế hoạch gì?!
    Vậy việc tiếp xúc cử tri hiện nay chỉ là hình thức đánh lừa nhân dân, che mắt thế giơi, gọi là có dân chủ. Đến cả việc bầu cử hiện nay đều không có tác dụng vì cơ cấu sẵn hết rồi, cho quân xanh quân đỏ để nhân dân gạch gọi là cho dân chủ. Thực sự quyền của dân cũng chẳng có tý quyền nào hết, có mỗi cái quyền được tự do "hít thở khí trời, gió mát ngoài biển" là chưa ai đánh thuế của dân thôi. Vì vậy bao những chính sách cùa họ đều mang tính áp đặt rôi cố thực hiện bằng được, ai chống đối họ ghép tội chống lại chính sách, không chấp hành đường lối của Đảng...
    Thật uổng công cho nhân dân quá nhiều hy sinh mất mát trả giá bằng xương máu của chính người thân của mình do lòng yêu nước bị lợi dụng xây dựng nên một xã hội lừa dối, gây ra nạn tham nhũng, phá hoại quê hương tổ quốc mình trở thành lạc hậu...
    Nếu đất không có nền dân chủ thực sự, bị độc tài lấn át thì dân tộc chỉ có tiêu vong. Chỉ có dân chủ thực thì dân tộc mới thoát được ách đô hộ của ngoại bang, mới đưa dân tộc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu bất công...

    Trả lờiXóa
  16. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 09:06 8 tháng 5, 2013

    Đúng là ĐB không do dân chọn dân bầu . ĐB đảng cử , cho nên không cần dân . QHVN khác với QH các nước là ở chỗ không tự mình ra tranh cử mà phải thông qua MTTQ , không phải là dân địa phương , nhiều Ô.Bà ĐB ở tít tận ngoài Bắc lại ứng của đơn vị trong Nam do TW gởi . Cho nên ĐBQH chả cần dân vẫn cứ thắng cử . Dân chẳng biết mặt ĐB, ĐB chẳng cần nghe tiếng nói dân mình .

    Trả lờiXóa
  17. UPR là tên viết tắt của 3 chữ: Universal Periodic Review mà tôi xin tạm dịch là Tổng Xét Định Kỳ được Liên Hiệp Quốc cho ra đời vào năm 2006. Từ đó, cứ mỗi 4 năm rưỡi Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại tổng xét các quốc gia thành viên (như Việt Nam chẳng hạn) về vấn đề nhân quyền để xem các nước có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.

    Tháng 1 năm 2014 sắp tới đây sẽ tới phiên Việt Nam được đem lên bàn mổ ở Geneve, Thụy Sĩ.
    Trong lần tổng xét này, HĐNQ sẽ dựa vào 3 bản báo cáo trước khi thảo luận với chính phủ Việt Nam. Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện.

    Ba bản báo cáo đó bao gồm: báo cáo của quốc gia thành viên (the State's national report), báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State) và báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders' information) bao gồm đệ trình (submission) của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hay của các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước này.

    Vì vậy, nói một cách tóm tắt, đây là cơ hội để những người dân Việt Nam, những nhóm hoạt động xã hội dân sự (civil society groups) trực tiếp lên tiếng một cách chính thức với Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong 4 năm vừa qua.

    Nếu chúng ta không lên tiếng, chắc chắn Liên Hiệp Quốc sẽ dựa vào bản báo cáo của Hà Nội để đưa ra nhận định. Và chắc chắn một điều là trong những nhận định đó sẽ hoàn toàn không có những cái tên như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần hay Việt Khang...

    Nếu muốn cho thế giới biết, chúng ta phải lên tiếng. Nếu muốn thấy thay đổi ở Việt Nam, chính chúng ta phải bỏ công, bỏ sức viết và đệ trình những kiến nghị nghiêm túc, đưa ra những bằng chứng cụ thể. Để từ đó thế giới có thể hiểu rõ vấn đề. Có thể biết chắc ở đâu có đàn áp. Và ai mới là người đang lộng ngôn.


    Đã đến lúc chúng ta, những con dân xứ Việt, dành lại quyền tự do ngôn luận, để không phải chỉ nói cho chúng ta nghe, chỉ rầm rĩ trên các trang mạng Facebook, ở trong nhà, với bạn bè thân thiết ở đầu phố, mà đường đường chính chính chúng ta sẽ nói rõ, nói thật cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc cùng nghe. Vì đơn giản đó là quyền của chúng ta.

    Ở Việt Nam có thể chúng ta không có quyền lên tiếng. Nhưng ở Geneve, Thụy Sĩ, vào tháng 1 năm 2014 sắp tới đây chắc chắn tiếng nói của chúng ta sẽ được tôn trọng.

    Các bạn sẵn lòng nhập cuộc chứ?

    OK. Nếu sẵn lòng thì trước tiên chúng ta cần phải biết và tuân theo một số thủ tục cần thiết.


    Vào đây để xem chi tiết các thủ tục cần thiết:

    http://www.voatiengviet.com/content/upr-va-viet-nam/1654787.html

    Trả lờiXóa
  18. Này Ông Tễu.
    Các ĐB QH về Văn Giang rùm beng thế mà Ông bảo " Lẻn" là "lẻn " làm sao. Nào là xe pháo, nào là quân bảo vệ, nào là băng rôn,biểu ngữ ... mà Ông bảo là "lẻn " à.
    Mà Ai bảo dân VG, ... bầu mấy Ông đó vào QH làm chi, chỉ để cho mấy Ông quan CQ bầu có phải hơn không. Bầu người ta lên rồi lại bảo người ta " lẻn" về gặp cử tri. " Nẻn" nà "nẻn" nàm sao ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này ngoa kinh lên được . Mấy vị ĐBQH ấy mà gặp bác có mà hãi luôn .

      Xóa
    2. Bác Quang Phong nên ra ứng cử nhiệm kỳ tới ở đơn vị bầu cử huyện Văn Giang!!!!!

      Xóa
  19. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 14:57 8 tháng 5, 2013

    Đã tốn tiền trả cho đầy tớ lại phải tốn tiền trả cho bảo vệ đầy tớ . Mà đầy tớ lại ngồi trên đầu chủ . Chủ muốn đổi ngôi cho đầy tớ cũng không được . Đó là thực trạng nền công quyền VN . Dân là chủ mà cứ phải phục vụ các quan chức từ nhỏ đến nhớn .

    Trả lờiXóa
  20. ở VN trong các tổ chức tổ chức nào người đui và điếc chiếm nhiều nhát nhỉ

    Trả lờiXóa
  21. chốt hạ lại một câu : hèn hạ

    Trả lờiXóa